Thực trạng huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại EVN

Một là, nguồn vốn tự có

Trong thời gian qua, nguồn vốn khấu hao cơ bản của EVN chỉ đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay các hợp đồng tí́n dụng, phần còn lại dùng để đầu tư các dự án điện thấp.

Lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh của EVN không đáng kể do các chi phí́ đầu vào tăng nhanh và do diễn biến thời tiết khó lường, phải phát điện các nguồn đắt tiền.

Nguồn thu từ cổ phần hoá không đạt được như kỳ vọng. Do đó, trong các năm tới EVN sẽ khó khăn trong việc huy động vốn tự tí́ch luỹ để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các dự án.

Nguồn vốn ngân sách cũng có hỗ trợ nhưng chỉ hỗ trợ một phần đền bù tái định cư cho một vài dự án quan trọng như thuỷ điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, thuỷ điện Tuyên Quang và thuỷ điện Quảng Trị, thủy điện Huội Quảng, thủy điện Bản Chát (Bảng1).
 

Việc thiếu vốn tự tí́ch luỹ làm cho Tập đoàn không đạt tỷ lệ tự đầu tư là 25% theo yêu cầu của các tổ chức cho vay như WB, ADB và khó khăn trong việc đàm phán để vay thêm các khoản vay mới.

Hai là, nguồn vốn huy động Nguồn vốn đầu tư dự án nguồn điện của EVN chủ yếu là các nguồn vốn vay từ các tổ chức tí́n dụng trong và ngoài nước.

+Vốn vay trong nước

Nguồn vốn tí́n dụng trong nước được vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước.

Nguồn vốn vay tí́n dụng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Nguồn vốn này chỉ được sử dụng để thanh toán phần gia công chế tạo trong nước và đền bù tái định cư như Thủy điện Sơn La.

Đối với nguồn vốn vay tí́n dụng từ các NHTM và tổ chức tí́n dụng trong nước, EVN đã vay chủ yếu từ bốn ngân hàng thương mại hàng đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nguồn vốn tí́n dụng này chủ yếu dùng để thanh toán giá trị xây lắp, thiết bị và các chi phí́ khác của dự án Thủy điện Sơn la, Thủy điện Lai Châu, vốn đối ứng cho các dự án nhiệt điện Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4 (Bảng 2).

+ Nguồn vốn nước ngoài

Trong thời qua EVN đã đẩy mạnh thu xếp vốn nước ngoài cho các dự án nguồn điện thông qua các tổ chức tài chí́nh quốc tế song phương và đa phương: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Trung quốc với tổng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chí́nh thức ODA đã đàm phán và ký kết giai đoạn 2012 – 2017 giá trị 75.869 tỷ đồng.

Các khoản vay ODA có bảo lãnh của Chí́nh phủ. Khoản vay này chủ yếu dùng để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị và hợp đồng EPC nguồn điện.

Đối với các khoản vay ODA của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, nhà tài trợ yêu cầu EVN phải vay lại của Chí́nh phủ theo điều kiện vay thương mại theo từng thời điểm vay. Các khoản vay ODA có thời hạn vay từ 15 – 25 năm. Lãi suất cố định, thường áp dụng lãi suất CIRR: lãi suất thương mại tham chiếu từ 1% – 6% năm, cố định trong thời gian vay (Bảng 3).

Ba là, nguồn vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Do nguồn vốn vay trong nước có hạn nên kênh huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước được EVN chú trọng. Chí́nh từ kênh huy động vốn này EVN đã khai thác trực tiếp được nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức tài chí́nh với lãi suất huy động hợp lý. Từ năm 2005 đến nay EVN đã phát hành 15.200 tỷ đồng trái phiếu, trong đó 13.200 tỷ đồng thời hạn 5 năm và 2.000 tỷ đồng thời hạn 10 năm. Lãi suất trái phiếu có thể cố định hoặc thả nổi (bằng lãi suất tiết kiệm tiền + 1,1% – 3,3% tùy theo từng thời điểm phát hành) (Bảng 4).

Giải pháp huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại EVN 

Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức kết hợp với xây dựng thị trường điện. Qua việc nghiên cứu xu thế phát triển chung của ngành điện trên thế giới, Chí́nh phủ Việt Nam đã xác định phải xây dựng thị trường điện Việt Nam nhằm tạo ra sự cạnh tranh trong các khâu sản xuất và phân phối bán lẻ điện như đã được ghi rõ trong Luật Điện lực.

Để huy động thêm vốn đầu tư cho các dự án mới EVN cần cổ phần hóa các nhà máy điện hiện có trừ các nhà máy điện đa mục tiêu, chỉ giữ độc quyền trong khâu truyền tải để bảo đảm tí́nh an toàn và hiệu quả vận hành hệ thống điện. EVN phải nỗ lực thực hiện đúng tiến độ xây dựng các công trình điện, tránh lãng phí́ trong đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Đi đôi với việc đầu tư mới là nâng cao trình độ công nghệ, tăng cường công tác quản lý, giảm tỉ lệ tổn thất  điện năng, tăng cường bảo đảm an toàn trong cung cấp và tiêu dùng điện, thúc đẩy hạ giá thành sản xuất  điện năng, tăng cường quản lý chi phí sản xuất, dần hình thành một thị trường điện lực cạnh tranh khâu phát điện, thực hiện cơ chế chào giá cạnh tranh đối với nhà máy điện thuộc hoặc không thuộc EVN.

Thứ hai, quản trị doanh nghiệp EVN cần tính toán cân đối tài chính đến năm 2030, hoàn thiện chiến lược tài chính giai đoạn 2016 – 2020 có xét đến năm 2030.

Rà soát, hoàn thiện cách thức hoạt động của EVN không bị ràng buộc các trách nhiệm về pháp lý, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế. Từng bước tăng khả năng huy động vốn tài chính nội bộ trong EVN thông qua việc nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động, đảm bảo có tích luỹ, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển.

Tăng cường quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, do đó cần tiến hành đánh giá lại tài sản của công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc, làm thủ tục tăng vốn điều lệ của EVN và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành theo đúng quy định của nhà nước. Thực hiện tốt công tác nhanh, quyết toán công nợ, vật tư thiết bị tồn kho và tài sản cố định.

Thực hiện thoái vốn đã đầu tư tại các công ty liên kết thuộc các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm để tập trung đầu tư các dự án điện. 

Thứ ba, huy động nguồn vốn cho đầu tư

Chủ động xây dựng, tính toán nhu cầu vốn theo các dự án, chương trình đầu tư, để làm việc với các Ngân hàng thương mại trong nước, tăng cường hợp tác, thuyết phục các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn ODA và vốn ưu đãi nước ngoài.

Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay trong nước, ODA và các nguồn vốn vay nước ngoài. Giải ngân nhanh nguồn vốn vay ODA đã ký kết Hiệp định vay vốn. Tôn trọng các quy định về các hợp đồng vay trả vốn và lãi đúng kỳ hạn, giữ uy tín là khách hàng vay vốn. Duy trì tốt mối quan hệ ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB, AFD, JICA, KfW tiếp tục đồng hành thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện.

Huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu trong nước và phát hành trái phiếu quốc tế cho các dự án nguồn điện giai đoạn 2020 – 2025. Thúc đẩy hoạt động liên doanh trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia.

Tranh thủ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nước ngoài thông qua việc đấu thầu cung cấp thiết bị hoặc đầu thầu EPC, nguồn vốn vay nước ngoài có thể do Nhà thầu tìm kiếm theo hình thức Tín dụng người bán (Supplier Credit) hay Tín dụng người mua (Buyer Credit), hình thức tài trợ dự án (Project Financing). Đây là hình thức vay phần lớn dựa trên dòng tiền của dự án, Chính phủ không cấp bảo lãnh trả nợ vay, không làm tăng nợ công của Việt Nam.

Nguồn trích: http://tcdn.vn/huy-dong-von-dau-tu-cho-du-an-nguon-dien-tai-evn-5124.htm

 

Related posts