BizLIVE – So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước tham gia TPP cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang trượt dần xuống đáy của chuỗi giá trị bởi năng lực đổi mới và sáng tạo “đội sổ” và chuyển giao công nghệ thấp.

tppdoanhnghiep_mgat

Nguồn số liệu WEF 2014 – 2015

Trong khi giới tài chính Việt Nam kỳ vọng Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương – TPP sẽ được ký kết trong tháng 6 năm nay thì không ít doanh nghiệp xuất khẩu đầu ngành cho rằng TPP có thể được ký kết nhanh nhất vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Sự chậm trễ trong việc gia nhập TPP có thể là một thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam để tranh thủ thời gian đầu tư con người, trang thiết bị… sẵn sàng cho cuộc chơi mới.

Khảo sát được thực hiện bởi Diễn đàn kinh tế thế giới – WEF về năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 – 2015 cho thấy trong 12 nước tham gia đàm phán TPP, Việt Nam là nước có năng lực cạnh tranh thấp nhất.

tppnangluccacnuoc_dbir

Bất ổn vĩ mô và cơ sở hạ tầng trong nước đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

tppvimo_oldm

Nguồn: Số liệu WEF

Bởi, lạm phát cao, rủi ro tỷ giá trong giai đoạn 2010 – 2012 đã khiến không ít doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng “lãi ăn mất vốn”, hoạt động cầm chừng và “sản xuất hay không sản xuất” .

1

Nguồn: Số liệu WEF
Cơ sở hạ tầng có thể giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí gia tăng năng lực cạnh tranh và là điểm hấp dẫn để Việt Nam thu hút nhà đầu tư. Nhưng hiện, cơ sở hạ tầng Việt Nam chỉ xếp trên thành viên của TPP là Peru.

Nhưng mấu chốt của thứ hạng năng lực cạnh tranh quốc gia là Việt Nam có hạng thấp nhất về bản chất của năng lực cạnh tranh thể hiện qua trình độ công nghệ thấp, năng lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp thấp.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đang có mức độ rủi ro kinh tế vĩ mô cao thì họ vẫn có thứ hạng năng lực cạnh tranh cao hơn. Theo cách phân loại của WEF, trong TPP, nhóm 7 nước gồm Nhật, Singapore, Hoa Kỳ, Malaysia, Úc, Canada và New Zealand là nhóm quốc gia phát triển dựa vào sự sáng tạo.

2
Nguồn: Số liệu WEF

Chile và Mexico được xếp trong nhóm phát triển dựa vào năng suất. Peru và Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất, phát triển kinh tế dựa vào các yếu tố thiên nhiên ban phát.

3
Nguồn: Số liệu WEF

Cùng với chỉ số mức độ phát triển hoạt động doanh nghiệp “đội sổ” và chỉ số chuyển giao công nghệ thứ hạng thấp đến 118 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang trượt dần xuống đáy của chuỗi gia trị. Điều này cũng dễ hiểu bởi những năm qua nhiều doanh nghiệp phải vật lộn hàng ngày với sự sống còn, thị trường tài chính khó khăn lấy đâu tích lũy vốn để đầu tư cho tương lai.

Mặc dù cải thiện trình độ sản xuất – kinh doanh, đào tạo nhân lực… là việc của doanh nghiệp không phải của Chính phủ, nhưng Nhà nước có vai trò quan trọng trong tạo ra định hướng, cơ chế, chính sách, môi trường kinh tế vĩ mô … để lèo lái doanh nghiệp tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

(Còn tiếp)

HỒNG QUÂN

 

Related posts